VỀ CHÚNG TÔI

Sàn thương mại điện tử VN-EU và chương trình “Lễ ra mắt chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khai thác EVFTA bằng nền tảng thương mại điện tử”

        Cần khẳng định rằng, thời khắc Quốc hội Việt Nam tiến hành phê chuẩn Hiệp định EVFTA, EVIPA vào ngày 08/6/2020 vừa qua chính là cột mốc to lớn để ta tin tưởng, gửi gắm những niềm tin và sự kỳ vọng về bước chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam trong một tương lai không xa. Chắc chắn rằng, với những chính sách cùng các cơ chế ưu đãi “vô tận” mà các bên đã thỏa thuận, ký kết thì không chỉ riêng các doanh nghiệp Việt Nam và EU mà kể cả những nhà đầu tư từ mọi nơi trên thế giới đều sẽ có một góc nhìn rất khác về tình hình kinh doanh tại nơi đây. Khi những điều khoản trong hiệp định sẽ giúp thị trường nội địa của ta từng bước phát triển, đa dạng hóa và cạnh tranh minh bạch, lành mạnh hơn, qua đó biến khu vực này trở thành một mảnh đất màu mỡ để các nhà đầu tư tin tưởng “rót tiền” vào.




        Mặt khác, với những “hàng rào” pháp lý mà cụ thể là các điều khoản quy định chi tiết những công cụ phòng vệ thương mại cũng là một “chiếc khiên” bảo vệ tối đa lợi ích của các bên khi tiến hành kinh doanh tại thị trường nơi đây. Tất nhiên, đi đôi với những lợi thế bao giờ cũng là các thách thức mà doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư phải nhanh chóng thích nghi, đối mặt. Điển hình nhất, trước “sức nóng” của việc Hiệp định đã chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp cần quyết liệt tìm hiểu, tra cứu các điều khoản có lợi cho đoàn tàu của mình để từng bước triển khai và áp dụng, tránh rơi vào tình thế bị động để rồi bị bỏ lại trong cuộc chơi hội nhập với các nền kinh tế lớn.

        Cũng vì lẽ đó, với những nỗ lực cùng quyết tâm thúc đẩy, phát triển và thực thi hiệu quả nhất hiệp định EVFTA, Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam cùng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương đã triển khai dự án Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp VN-EU để hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong việc kết nối, tìm kiếm và vận dụng các cơ chế cũng như chính sách từ hiệp định một cách tối ưu nhất. Và sắp tới đây, niềm mong mỏi của biết bao doanh nghiệp và nhà đầu tư cuối cũng đã đến, khi Lễ Ký kết hợp tác và ra mắt Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp VN-EU đã được ấn định vào ngày 26/03/2021.



        Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp Việt Nam-EU” nhằm giúp các doanh nghiệp Việt và các doanh nghiệp EU cũng như các đối tác quốc tế khác có thể dễ dàng kết nối, hợp tác và thực hiện các hoạt động thương mại. Đề án này nhằm giải quyết các vấn đề chính sau:

      - Xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về hồ sơ năng lực của doanh nghiệp Việt. Qua đó trở thành một nguồn dữ liệu tham khảo/thẩm định đáng tin cậy cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các đối tác thương mại quốc tế. Gián tiếp làm tăng niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
      - Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn gốc xuất sứ, minh bạch hóa thông tin sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp Việt. Nhằm tạo dựng niềm tin của các đối tác thương mại quốc tế đối với các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
      - Xây dựng một cổng thông tin về các hiệp định thương mại cũng như các chính sách nhà nước liên quan đến hoạt động thương mại. Giúp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng như các đối tác quốc tế.
      - Xây dựng sàn giao dịch giữa các doanh nghiệp B2B (Business To Business) nhằm kết nối cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời là cánh cổng để kết nối doanh nghiệp Việt với các đối tác thương mại quốc tế, đặc biệt các đối tác đến từ châu Âu.
      - Xây dựng một nền tảng thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp Việt thực hiện các hoạt động giới thiệu và kinh doanh sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số.
      - Kết nối các giải pháp số liên quan nhằm tạo một hệ sinh thái số hoàn thiện giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kết nối, thương mại thuận tiện trên một nền tảng duy nhất:
  • Giải pháp thanh toán số
  • Giải pháp logistics
  • Hóa đơn điện tử
  • Chữ ký số
  • ...
      - Kết nối các cổng dịch vụ của các cơ quan quản lý nhà nước như hải quan, thuế, cổng dịch vụ công quốc gia. Giúp doanh nghiệp và các đối tác thương mại quốc tế thuận tiện trong các hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa.
        Sự kiện trên chính là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp có cơ hội xem xét, hiểu rõ hơn về những mong muốn, định hướng của cơ quan chức năng trong việc xây dựng và tiến tới phát triển bền vững, hiệu quả các chính sách đã ký kết trong hiệp định EVFTA. Khi dự án này chính là một “đáp số” vừa tháo gỡ những khó khăn, thắc mắc của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm những thông tin, dữ liệu minh bạch, đáng tin cậy về thông tin sản phẩm, các chế định pháp lý, diễn tiến nền kinh tế thị trường cũng như hồ sơ năng lực của các doanh nghiệp góp mặt tại đây, vừa hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, vận hành tốt hơn các thủ tục hành chính khi các bên thực hiện kinh doanh theo hiệp định này.

        Không chỉ vậy, với ưu điểm là sự kết nối không giới hạn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác trên toàn thế giới - một yếu tố vốn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp có quan tâm, mong muốn thử sức ở sân chơi này không bị lạc lõng, vô định khi không thể tìm kiếm được một đối tác ăn ý để cùng triển khai kế hoạch.

        Và có lẽ, không ngoa khi nói, trước những chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo từ dự án Sàn thương mại điện tử doanh nghiệp VN-EU nói riêng và các dự án khác nói chung, việc thực thi các chính sách trong hiệp định EVFTA sẽ sớm đạt được những tín hiệu khả quan, tích cực nhất!