Tại sao Việt Nam phải chuẩn bị tiềm lực để đón nhận hiệp định EVFTA
Hiệp định EVFTA là một hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do.

Sau 6 năm, quá trình đàm phán EVFTA đã khép lại, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và GDP khoảng 18.000 tỷ USD.

Tác động của Hiệp định EVFTA vào Việt Nam

  1. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều từ EVFTA là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà EU vẫn đang duy trì mức thuế quan cao như: dệt may, giày dép, nông sản... Các thị trường có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD trong năm 2019 là Hà Lan (6,88 tỷ USD), Đức (6,56 tỷ USD), Pháp (3,76 tỷ USD), Italia (3,44 tỷ USD), Tây Ban Nha (2,72 tỷ USD), Bỉ (2,55 tỷ USD)...

  1. Hoạt động đầu tư

Năm 2019, EU có 2.375 dự án (tăng 182 dự án so với năm 2018) từ 27/28 quốc gia thuộc EU) còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 25,49 tỷ USD (tăng 1,19 tỷ USD) chiếm 7,70% số dự án của cả nước và chiếm 7,03% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước. 

  1. Phát triển ngành

Một số hạn ngạch phát triển về sản phẩm nông nghiệp (gạo, cá ngừ đóng hộp, cá viên, bắp ngọt, đường...). 

  1. Lợi thế cạnh tranh

Trong giai đoạn 10 đến 15 năm tới, với việc được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn, các DN Việt Nam sẽ có lợi thế hơn hẳn so với các nước ASEAN khi tiếp cận thị trường EU. DN Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU. Đặc biệt là có nhiều cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản 

Doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng cơ hội từ EVFTA

-         Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong để khai thác những lợi ích này, các doanh nghiệp phải có một số lưu ý:

+ Đảm bảo xuất xứ về hàng hóa xuất khẩu

+ Đảm bảo yêu cầu về chất lượng, nhất là vệ sinh thực phẩm, những tiêu chí về kỹ thuật khác

+ Đảm bảo các điều kiện giao nhận theo đúng hợp đồng, có sự chuẩn bị kỹ cho tất cả những tranh chấp xảy ra.

+ Doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt được yêu cầu cũng như tranh thủ được những cơ hội để có những cơ hội cạnh tranh so với hàng của các nước khác.