Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU EVFTA chính thức có hiệu lực, trong bối cảnh đại dịch COVID 19 vừa đem đến những cơ hội, tiềm năng tiếp cận thị trường với 18 nghìn tỷ USD, cũng vừa đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
Một thách thức luôn được đề cập trong báo cáo đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA là sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa trong nước do dòng hàng chất lượng cao từ châu Âu được mở rộng cửa vào thị trường Việt Nam.
Việc thực thi các cam kết EVFTA cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam phải mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác thuộc, lúc đó thị trường nội địa và các doanh nghiệp phân phối trong nước rất dễ có khả năng bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các DN nước ngoài.
Đặc biệt, đối với những nhóm ngành hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh yếu như: Nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và một số ngành dịch vụ sẽ gặp không ít những thách thức.
Chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đáng kể đối với các doanh nghiệp Việt:
- Một mặt, cạnh tranh sẽ rất tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu.
- Mặt khác, cạnh tranh mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Đây là việc sớm muộn các doanh nghiệp Việt sẽ phải trải qua, để đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Việc quan trọng nhất bây giờ, là các doanh nghiệp cần chuẩn bị đẩy đủ tiềm lực, để sẵn sàng đón nhận, chuyển hóa tiềm năng, biến thách thức thành cơ hội trong thời điểm quan trọng này.
Đăng nhập