Khung pháp lý để "kích hoạt" biện pháp tự vệ toàn cầu cho nền sản xuất trong nước

Cần nhìn nhận, dù đất nước ta sẽ được thụ hưởng rất nhiều những thuận lợi trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất từ các cơ chế ưu đãi trong Hiệp định EVFTA, thế nhưng trước diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế không chỉ tại khu vực Châu Á mà còn cả toàn cầu, Việt Nam vẫn cần chuẩn bị, dự phòng trước các công cụ phòng vệ toàn cầu để bảo vệ ngành sản xuất nội địa nói chung và lợi ích người tiêu dùng nói riêng. Có thể nói, đây cũng được xem là một tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả từ lúc nước ta gia nhập EVFTA, khi bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế thì việc duy trì sự ổn định, bền vững cũng quan trọng không kém. Cụ thể gồm có các quy định sau:

CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ TOÀN CẦU

ĐIỀU 3.6

Các Điều khoản chung

  1. Các Bên khẳng định các quyền và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX Hiệp định GATT 1994, Hiệp định về Tự vệ và Điều 5 Hiệp định về Nông nghiệp.
  2. Không Bên nào được áp dụng đối với cùng một loại hàng hóa trong cùng một thời điểm:

(a) một biện pháp tự vệ song phương theo Mục C (Điều khoản tự vệ song phương) của Hiệp định này; và

(b) một biện pháp theo Điều XIX Hiệp định GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ.

  1. Trong phạm vi Mục này, xuất xứ phải được xác định theo Điều 1 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.

ĐIỀU 3.7

Minh bạch hóa

  1. Mặc dù đã có Điều 3.6 (Các điều khoản chung), theo yêu cầu của Bên kia và nếu như Bên đó có lợi ích đáng kể, khi khởi xướng một vụ điều tra tự vệ toàn cầu, Bên khởi xướng điều tra vụ việc tự vệ đó hoặc có ý định tiến hành các biện pháp tự vệ phải ngay lập tức thông báo tạm thời bằng văn bản về tất cả các thông tin phù hợp dẫn đến việc khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu và, tùy từng trường hợp, dẫn đến việc đề xuất áp dụng các biện pháp tự vệ toàn cầu, bao gồm các kết luận tạm thời, tùy từng trường hợp. Việc này không ảnh hưởng đến Điều 3.2 Hiệp định Tự vệ.
  2. Khi áp dụng các biện pháp tự vệ toàn cầu, các Bên phải nỗ lực áp dụng theo cách thức gây ảnh hưởng ít nhất tới thương mại song phương.
  3. Trong phạm vi khoản 2, nếu một Bên xem xét rằng các yêu cầu pháp lý để áp dụng các biện pháp tự vệ cuối cùng đã được đáp ứng, Bên dự định áp dụng các biện pháp đó phải thông báo cho Bên kia và cho phép khả năng tổ chức tham vấn song phương. Nếu không đạt được giải pháp thỏa đáng trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo, Bên nhập khẩu có thể thực hiện các biện pháp tự vệ chính thức. Khả năng tiến hành tham vấn cũng cần phải được đề xuất cho Bên kia nhằm trao đổi quan điểm về các thông tin được dẫn chiếu tại khoản 1.

ĐIỀU 3.8

Loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp

Các điều khoản của Mục này liên quan đến quyền và nghĩa vụ WTO không thuộc đối tượng của Chương 15 (Giải quyết tranh chấp).