Kể từ thời điểm Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi thì diễn biến được nhiều bên quan tâm, trông ngóng nhất chính là những tác động, ảnh hưởng của nó thế nào với đời sống kinh tế - vốn luôn được kỳ vọng sẽ tạo ra các cú hích thúc đẩy các nền kinh tế phát triển, tiến lên, cùng nhau. Tất nhiên, việc ban hành những chính sách thúc đấy cùng phát triển thương mại, đầu tư đa phương vẫn là một điều không thể thiếu, điển hình là một số quy định như sau:
CHƯƠNG 8
TỰ DO HÓA ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
MỤC A
CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
ĐIỀU 8.1
Mục tiêu và phạm vi
- Các Bên khẳng định cam kết của mình theo Hiệp định WTO và các cam kết để tạo ra một môi trường tốt hơn cho sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa các Bên, từ đó thiết lập sự chuẩn bị cần thiết cho tiến trình tự do hóa đầu tư, thương mại dịch vụ và hợp tác về thương mại điện tử.
- Phù hợp với các quy định của Chương này, mỗi Bên có quyền áp dụng, duy trì và thực thi các biện pháp cần thiết để theo đuổi các mục tiêu chính sách hợp pháp như bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, chính sách xã hội, sự liêm chính và ổn định của hệ thống tài chính, tăng cường an ninh và an toàn, và thúc đẩy và bảo tồn đa dạng văn hóa.
- Chương này không áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng đến thể nhân tìm cách tiếp cận thị trường việc làm của một Bên, cũng như không áp dụng đối với các biện pháp liên quan đến quốc tịch, cư trú hoặc làm việc dài hạn.
- Không quy định nào trong Chương này ngăn cản một Bên áp dụng các biện pháp quản lý việc nhập cảnh, hoặc tạm trú của thể nhân trong lãnh thổ của mình, bao gồm cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo sự di chuyển có trật tự của thể nhân, qua biên giới, miễn là các biện pháp này không được áp dụng nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm lợi ích5 của bất kỳ Bên nào theo các cam kết cụ thể trong Chương này và các Phụ lục kèm theo.
- Không quy định nào trong Chương này hạn chế các nghĩa vụ của các Bên theo Chương 9 (Mua sắm công) hoặc áp đặt thêm bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan tới mua sắm công.
- Chương này không áp dụng đối với trợ cấp của các Bên6, ngoại trừ đối với Điều 8.8 (Yêu cầu thực hiện).
- Quyết định của một Bên không cấp, gia hạn hoặc duy trì khoản trợ cấp hoặc viện trợ sẽ không bị coi là vi phạm Điều 8.8 (Yêu cầu thực hiện), trong những trường hợp sau:
(a) trong trường hợp không có cam kết cụ thể của một Bên đối với nhà đầu tư theo pháp luật hoặc hợp đồng để cấp, gia hạn, hoặc duy trì khoản trợ cấp hoặc viện trợ đó; hoặc
(b) phù hợp với bất kỳ điều khoản hoặc điều kiện kèm theo việc cấp, gia hạn hoặc duy trì các khoản trợ cấp hoặc viện trợ.
- Chương này không áp dụng cho các hệ thống an sinh xã hội tương ứng của các Bên hoặc các hoạt động trên lãnh thổ của mỗi Bên liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền chính thức, cho dù là không thường xuyên,.
ĐIỀU 8.2
Định nghĩa
- Trong phạm vi Chương này:
(a) “dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy bay trong khi máy bay đó không cung cấp dịch vụ” nghĩa là các hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng thực hiện trên máy bay hoặc một phần của nó trong khi máy bay đó không cung cấp dịch vụ và không bao gồm bảo dưỡng ngoại trường;
(b) “dịch vụ hệ thống đặt, giữ chỗ bằng máy tính” nghĩa là dịch vụ được cung cấp bởi các hệ thống máy tính có chứa thông tin về lịch bay, ghế trống, giá và các quy định về giá của các hãng hàng không, và thông qua hệ thống này, mọi người có thể đặt giữ chỗ hoặc xuất vé;
(c) “cung cấp dịch vụ qua biên giới” nghĩa là việc cung cấp một dịch vụ:
(i) từ lãnh thổ của một Bên vào lãnh thổ của Bên khác; hoặc
(ii) trên lãnh thổ của một Bên cho người tiêu dùng dịch vụ của Bên khác;
(d) “hoạt động kinh tế" bao gồm các hoạt động công nghiệp, thương mại và chuyên môn và hoạt động của các thợ thủ công, nhưng không bao gồm các hoạt động nhằm thực thi quyền lực nhà nước;
(e) "doanh nghiệp" là một pháp nhân, chi nhánh7 hoặc văn phòng đại diện được thành lập;
(f) “thành lập” là việc thiết lập, bao gồm cả việc mua lại, của một pháp nhân hoặc mở một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tương ứng tại Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam8, với quan điểm thiết lập hoặc duy trì các liên kết kinh tế lâu dài;
(g) “dịch vụ khai thác mặt đất” là việc cung ứng tại sân bay các dịch vụ sau: đại diện, quản lý và giám sát hãng hàng không; dịch vụ hành khách, dịch vụ hành lý; dịch vụ thang lên máy bay; dịch vụ cung cấp đồ ăn và thức uống; vận tải hàng không và dịch vụ thư tín; tiếp nhiên liệu máy bay, dịch vụ bảo dưỡng và làm sạch máy bay; vận chuyển mặt đất; vận hành bay, quản lý phi hành đoàn và kế hoạch bay; dịch vụ khai thác mặt đất không bao gồm an ninh, sửa chữa và bảo trì máy bay, hoặc quản lý hoặc vận hành cơ sở hạ tầng sân bay thiết yếu như các thiết bị làm tan băng, hệ thống phân phối nhiên liệu, hệ thống vận chuyển hành lý, và hệ thống vận tải liên sân bay cố định;
(h) “nhà đầu tư" có nghĩa là một thể nhân hoặc một pháp nhân của một Bên tìm kiếm cơ hội để thành lập9, đang thành lập hoặc đã thành lập một doanh nghiệp trong lãnh thổ của Bên kia;
(i) "pháp nhân" là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ
chức theo pháp luật phù hợp, dù có lợi nhuận hay không, và dù thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm các công ty, quỹ ủy thác, đối tác, liên doanh, doanh nghiệp một chủ sở hữu hoặc hiệp hội;
(j) “pháp nhân của một Bên” là một pháp nhân của Liên minh Châu Âu hoặc một pháp nhân của Việt Nam, được thành lập theo luật pháp và
quy định của Liên minh Châu Âu hoặc của quốc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu, hoặc của Việt Nam, và tham gia vào các hoạt động kinh doanh đáng kể10 trong lãnh thổ của Liên minh Châu Âu hay của Việt Nam;
(k) “biện pháp được thông qua hoặc duy trì bởi một Bên” là các biện pháp được thực hiện bởi:
(i) các cơ quan và chính quyền trung ương, vùng hoặc địa phương; và
(ii) các cơ quan phi chính phủ trong việc thực thi quyền hạn của chính phủ hoặc cơ quan trung ương, vùng hoặc địa phương;
(l) “thể nhân” là thể nhân của một Bên được quy định tại điểm (h) Điều 1.5;
(m) “hoạt động” nghĩa là, đối với một doanh nghiệp, việc thực hiện, quản lý, bảo trì, sử dụng, thụ hưởng, bán hoặc các hình thức xử lý khác của doanh nghiệp;11
(n) “bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không” nghĩa là các cơ hội để nhà vận chuyển hàng không có quan tâm tự do bán và tiếp thị các dịch vụ vận tải hàng không của mình bao gồm tất cả các khía cạnh của tiếp thị như nghiên cứu thị trường, quảng cáo và phân phối; các hoạt động này không bao gồm việc định giá dịch vụ vận tải hàng không và các điều kiện áp dụng;
(o) “dịch vụ” nghĩa là bất kỳ dịch vụ trong bất kỳ ngành nào ngoại trừ dịch vụ cung cấp nhằm thực thi quyền lực nhà nước;
(p) “các dịch vụ được cung cấp và các hoạt động được thực hiện nhằm thực thi thẩm quyền của chính phủ” nghĩa là các dịch vụ được cung cấp hoặc các hoạt động được thực hiện không phải trên cơ sở thương mại và không cạnh tranh với một hoặc nhiều chủ thể kinh tế;
(q) “nhà cung cấp dịch vụ” của một Bên là bất kỳ thể nhân hoặc pháp nhân nào của một Bên cung cấp dịch vụ; và
(r) “công ty con” của một pháp nhân của một Bên là một pháp nhân do một pháp nhân khác của Bên đó nắm quyền kiểm soát phù hợp với luật pháp và quy định trong nước của Bên đó.12
- Một pháp nhân:
(a) được "sở hữu" bởi thể nhân hoặc pháp nhân của một trong hai Bên nếu thể nhân hoặc pháp nhân đó sở hữu trên 50 phần trăm lợi ích cổ phần; hoặc
(b) được "kiểm soát" bởi thể nhân hoặc pháp nhân của một Bên nếu thể nhân hoặc pháp nhân đó có quyền chỉ định đa số các giám đốc hoặc có quyền điều hành hoạt động của pháp nhân đó một cách hợp pháp.
- Mặc dù đã quy định trong định nghĩa “pháp nhân của một Bên” tại điểm 1(j), các công ty vận tải thành lập bên ngoài Liên minh Châu Âu hoặc Việt Nam và do các công dân của một nước thành viên Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam nắm quyền kiểm soát tương ứng, vẫn thuộc điều chỉnh của Chương này nếu các tàu của họ được đăng ký theo luật pháp và quy định tương ứng tại một nước thành viên Liên minh Châu Âu hoặc tại Việt Nam và treo cờ của nước thành viên Liên minh Châu Âu hoặc của Việt Nam.
Đăng nhập