Việc Việt Nam từng bước ký kết, gia nhập các hiệp định kinh tế quốc tế là một tín hiệu rất đáng hoan nghênh và cần thiết, khi những ưu đãi và miễn trừ trong các chính sách đa phương sẽ tác động, thúc đẩy đáng kể nền kinh tế đất nước ta. Dẫu vậy, song song với những điều khoản có lợi thì cũng không thể không nhắc đến các chính sách tiềm tàng những rủi ro "knock out" nền sản xuất trong nước - Các cơ chế áp dụng thuế quan. Cụ thể gồm có các quy định sau:
MỤC A
THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ THUẾ ĐỐI KHÁNG
ĐIỀU 3.1
Các điều khoản chung
- Các Bên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh theo Điều VI Hiệp định GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá, và Hiệp định SCM.
- Các Bên, công nhận rằng các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng có thể bị lạm dụng để cản trở thương mại, thỏa thuận rằng:
(a) các biện pháp phòng vệ thương mại nên được sử dụng tuân thủ hoàn toàn theo các yêu cầu tương ứng của WTO và nên dựa trên một hệ thống công bằng và minh bạch; và
(b) nên cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích của Bên kia nếu một Bên đang cân nhắc áp dụng những biện pháp này.
- Trong phạm vi Mục này, xuất xứ sẽ được xác định theo Điều 1 Hiệp định về Quy tắc xuất xứ.
ĐIỀU 3.2
Minh bạch hóa
- Không ảnh hưởng đến Điều 6.5 Hiệp định Chống bán phá giá và Điều 12.4 Hiệp định Chống trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các Bên phải đảm bảo rằng, ngay sau khi bất kỳ biện pháp tạm thời nào được áp dụng và trong mọi trường hợp trước khi quyết định cuối cùng được ban hành, sẽ công bố một cách đầy đủ và có ý nghĩa toàn bộ các dữ liệu thực tế chủ yếu và các cân nhắc làm cơ sở để đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp. Việc công bố này phải được thực hiện bằng văn bản và cho phép các bên liên quan có đủ thời gian để bình luận.
- Mỗi bên liên quan phải có cơ hội thể hiện quan điểm của mình trong quá trình điều tra phòng vệ thương mại với điều kiện là việc này không làm trì hoãn tiến trình điều tra một cách không cần thiết.
ĐIỀU 3.3
Xem xét lợi ích công cộng
Một Bên không được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc đối kháng khi, dựa trên các thông tin có sẵn trong quá trình điều tra, có thể kết luận rõ ràng rằng việc áp dụng các biện pháp đó sẽ không phù hợp với lợi ích công cộng. Để xác định lợi ích công cộng, Bên đó phải xem xét hoàn cảnh của ngành sản xuất trong nước, các nhà nhập khẩu và các hiệp hội đại diện, người sử dụng đại diện và các tổ chức đại diện cho người tiêu dùng, dựa trên các thông tin có liên quan đã cung cấp cho cơ quan điều tra.
ĐIỀU 3.4
Quy tắc thuế suất thấp hơn
Thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng áp dụng bởi một Bên không được vượt quá biên độ phá giá hoặc biên độ trợ cấp đối kháng, và Bên đó sẽ nỗ lực đảm bảo rằng mức thuế này thấp hơn biên độ đó nếu mức thuế thấp hơn này là đủ để loại bỏ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.
ĐIỀU 3.5
Loại trừ cơ chế giải quyết tranh chấp
Các điều khoản của Mục này không thuộc đối tượng của Chương 15 (Giải quyết tranh chấp).
Đăng nhập